Khí hư có mùi hôi: nguyên nhân và cách điều trị khí hư có mùi hôi

Tình trạng khí hư có mùi hôi là một trong số những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Đây là biểu hiện của bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị giúp khí hư sớm trở về trạng thái bình thường như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

KHÍ HƯ CÓ MÙI HÔI LÀ GÌ?

Chat với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng khí hư có mùi hôi TẠI ĐÂY

Khí hư là chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của nữ giới. Bình thường, khí hư có màu trắng trong, khá dai nên có thể kéo thành sợi. Khí hư không có mùi và số lượng khí hư thường thay đổi theo diễn biến của chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Thông thường, trước kì kinh nguyệt 2 – 3 và sau kì kinh nguyệt 1 -2 ngày, bạn sẽ thấy khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, tại thời điểm rụng trứng và khi nữ giới có ham muốn tình dục, số lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn.

Khí hư có mùi hôi là một trong những hiện tượng khí hư bất thường diễn ra khá phổ biến ở không ít chị em. Đây là tình trạng khí hư đột nhiên có mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ khiến nữ giới cảm thấy lo lắng, sợ hãi và thiếu tự tin mỗi khi gần gũi bạn đời hoặc tiếp xúc với những người khác mà còn là dấu hiệu để cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc phải một số bệnh phụ khoa.

NGUYÊN NHÂN KHÍ HƯ CÓ MÙI HÔI

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khí hư có mùi hôi. Bên cạnh những nguyên nhân thông thường như vệ sinh vùng kín kém, rối loạn nội tiết tố thì khí hư có mùi hôi chính là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm hoặc tổn thương tại bộ phận sinh dục như sau:

*Bệnh viêm âm đạo

Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng khí hư có mùi hôi khó chịu. Viêm âm đạo được hiểu là tình trạng âm đạo bị nhiễm khuẩn do sự tác động của nấm, trùng roi, vi khuẩn yếm khí…

Khi mắc bệnh viêm âm đạo, bên cạnh hiện tượng khí hư có mùi hôi nữ giới còn gặp phải các dấu hiệu sau: ngứa ngáy khó chịu tại vùng kín, đau rát và chảy máu khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt…

*Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm diễn ra tại các cơ quan trong hệ thống vùng chậu bao gồm: tử cung, buồng trứng, vòi trứng, hệ thống phúc mạc vùng chậu… Đây là bệnh phụ khoa rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh ở nữ giới.

Khi bị viêm vùng chậu, bên cạnh hiện tượng khí hư có mùi hôi khó chịu, nữ giới còn gặp phải tình trạng chảy máu bất thường tại vùng kín, đau bụng dưới, đau lưng, đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Ở giai đoạn cấp tính, các chị em còn thường bị sốt cao.

*Bệnh về cổ tử cung

Nữ giới mắc các bệnh về cổ tử cung như: viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung đều là những đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều có mùi hôi. Tuy nhiên, mặc dù đều là tình trạng viêm nhiễm tại cổ tử cung nhưng bản chất của hai bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Trong khi viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm diễn ra tại cổ tử cung do sự tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng tại âm đạo ngược dòng lên gây bệnh. Thì bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào bên trong cổ tử cung phát triển quá mức và xâm lấn ra bên ngoài. Khi ở bên ngoài, chúng vẫn giữ nguyên bản chất là tiết dịch gây ẩm ướt vùng kín. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển gây viêm. Bệnh viêm cổ tử cung ít có mối liên hệ với bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh viêm lộ tuyến nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung.

*Bệnh viêm tử cung

Viêm tử cung là tình trạng viêm nhiễm tại tử cung do tổn thương trong quá trình nạo phá thai hoặc viêm nhiễm từ bộ phận sinh dục dưới ngược dòng lên trên.

Bệnh viêm tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu của nữ giới. Biểu hiện thường thấy của nữ giới bị viêm tử cung là khí hư có mùi hôi tanh, kinh nguyệt thất thường, tính chất của máu kinh cũng có sự biến đổi nhất định, đau bụng kinh…

*Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn và không có các biện pháp bảo vệ là nguyên nhân dẫn tới việc nữ giới mắc phải các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục như: bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai,... Những bệnh kể trên đều gây tổn thương nghiêm trọng tới cơ quan sinh dục của nữ giới và dẫn tới tình trạng khí hư có mùi hôi.

*Do ung thư bộ phận sinh dục

Theo các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh, khí hư có mùi hôi cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và ung thư âm đạo (hiếm gặp). Trong giai đoạn đầu, biểu hiện của các bệnh ung thư bộ phận sinh dục thường không rõ ràng. Vì thế, nữ giới sẽ rất khó để có thể phát hiện ra bệnh và điều trị. Về sau, khi các khối u đã phát triển mạnh, nữ giới sẽ thấy khí hư có mùi hôi thối kèm theo chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới, sút cân nghiêm trọng…

>> Xem thêm:
Viêm cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử ung nặng

CÁCH ĐIỀU TRỊ KHÍ HƯ CÓ MÙI HÔI

Chat với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng khí hư có mùi hôi TẠI ĐÂY

Như đã chia sẻ ở trên, hiện tượng khí hư có mùi hôi được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh nguyên nhân sinh lý thông thường, thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể chị em. Bằng cảm nhận hoặc quan sát thông thường, người bệnh khó có thể phát hiện được bệnh một cách chính xác nhất. Vì thế, chúng tôi khuyên rằng, nữ gới khi gặp phải hiện tượng khí hư có mùi hôi nên tới ngay các phòng khám phụ khoa để được khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và có những phương pháp chữa trị khí hư có mùi hôi thích hợp.

Thông thường, để điều trị khí hư ra nhiều có mùi hôi, bác sĩ sẽ áp dụng bằng phương pháp “đông tây y kết hợp”. Sử dụng thuốc chuyên khoa đặc hiệu loại bỏ tác nhân gây bệnh, đồng thời, kết hợp sử dụng thuốc đông y để giúp người bệnh bổ huyết, thông lâm, ngăn chặn bệnh tái phát.

Bên cạnh việc điều trị khí hư có mùi hôi, chị em phụ nữ cần thực hiện những biện pháp phòng tránh các benh phu khoa như sau:

- Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa quá sâu trong âm đạo khi vệ sinh.

- Không ăn quá nhiều hành tỏi, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá…

- Khi đi vệ sinh lấy giấy vệ sinh lau từ trước ra sau để ngăn ngừa nguy cơ các loại vi khuẩn từ hậu môn lây nhiễm sang âm đạo.

- Mặc quần lót có chất liệu cotton để đảm bảo cho vùng kín luôn được sạch sẽ khô thoáng. Không nên mặc các loại quần có chất liệu tổng hợp hoặc quá chật, bí và nóng sẽ tạo ra môi trường nóng ẩm và yếm khí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi quan hệ để hạn chế tối đa những viêm nhiễm lây qua đường tình dục.

- Trong ngày kinh nguyệt, các chị em cần phải giữ gìn vùng kín sạch sẽ, nên sử dụng băng vệ sinh mỏng và thay 4 tiếng một lần để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Uống nước ép nam việt quất là cách để các bệnh nhân bị mùi hôi ở vùng kín tiêu diệt vi khuẩn gây mùi, nhất là các loại vi khuẩn trong đường tiết niệu.

- Ngoài ra các bệnh nhân có thể sử dụng nước ép dứa để tiêu diệt vi khuẩn và cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo, sẽ giúp cho vùng kín bớt mùi hôi.

- Chế độ ăn uống khỏe mạnh, tăng cường các loại rau xanh, sữa chua sẽ giúp hạn chế mùi hôi vùng kín.

- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Theo các chuyên gia phòng khám phụ khoa, khi khí hư có mùi hôi tanh, việc chữa bệnh cần thiết phải được tiến nhanh nhanh chóng và sau khi khỏi bệnh các bệnh nhân vẫn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý để tránh bệnh tái phát.

Nếu chị em còn có thắc mắc nào về bệnh khí hư có mùi hôi hoặc cần tư vấn về cách điều trị khí hư có mùi hôi thì có thể nhắn tin trực tiếp với bác sĩ qua kênh TƯ VẤN TRỰC TUYẾN hoặc có thể gọi điện thoại tới số 0985 209 693 để được tư vấn và giải thích cụ thể.

>> Xem thêm:
Khi hư màu trắng
Khí hư màu vàng
Khí khi màu nâu

Hashtag: #Khihu #Khihumautrang #Khihucomuihoi #Phongkhamdakhoayhocquocte #Bacsitruongthivan

BS.Trương Thị Vân